Skip to main content

Trẻ càng tò mò thì trẻ càng học được nhiều hơn, vì vậy nuôi dưỡng tính tò mò của trẻ là một trong những cách quan trọng nhất bạn có thể giúp trẻ trở thành người ham học hỏi.

Dưới đây là một vài cách bạn có thể nuôi dưỡng tính tò mò của trẻ.

Khám phá Thế giới Quanh Bạn

Hãy đi bộ ra bên ngoài và tự hỏi về cây cối, bầu trời, những vì sao. Ngoài ra, để trẻ thấy bạn đang theo đuổi những sở thích của riêng mình.

Khuyến khích Yêu thích Thiên nhiên

Trẻ học được nhiều hơn thông qua các hoạt động nắm bắt sự chú ý và trí tưởng tượng của chúng. Nếu trẻ thích âm nhạc, cho trẻ nghe nhạc thường xuyên, cùng chơi các nhạc cụ và cùng nhảy. Nếu trẻ quan tâm đến những con bọ, hãy cho bé một cái xẻng và một chiếc lưới, và tìm những cuốn sách về bọ và đọc cho trẻ nghe.

Trả lời các Câu hỏi một cách Đơn giản và Theo Quá trình Phát triển của Trẻ

Bạn sẽ trả lời một câu hỏi về việc bé đến từ đâu khác nhau nhiều nếu trẻ 3 tuổi hay 13 tuổi. Và, dù trẻ có ở độ tuổi nào, luôn hỏi bé xem bé nghĩ như thế nào trước khi trả lời.

Nếu Bạn Không có Câu trả lời, hãy Nói Như vậy

Để trẻ biết việc bạn không có mọi câu trả lời cũng không sao. Điều này cũng tạo cơ hội để dạy bé cách tìm câu trả lời. Cùng trẻ tới thư viện hoặc gọi ai đó khác có thể biết câu trả lời.

Sử dụng Thư viện!

Thường xuyên cùng nhau thực hiện chuyến đi thực địa này. Sách là cửa sổ dẫn vào mọi loại thế giới để làm thỏa thích trí tò mò. Trẻ nhỏ được tiếp xúc với sách trở thành người đọc tốt hơn. Hãy để cho trẻ tự chọn sách cho mình. Các nghiên cứu chỉ ra rằng dù trẻ có đang đọc sách về tên lửa hay truyện tranh; quan trọng là nắm bắt được sở thích của trẻ và quan trọng là trẻ thích đọc

Kích thích Trẻ bằng những Câu hỏi Kết thúc Mở

Đây là những câu hỏi không có câu trả lời đúng hay sai, và không thể trả lời chỉ bằng một từ như “có” hay “không”. Ví dụ, hỏi trẻ “Con cảm thấy thế nào về...”, “với con (trải nghiệm đó) như thế nào...”, hoặc “Kể cho mẹ nghe hôm nay ở trường con có chuyện gì.” Các loại câu hỏi này khuyến khích trẻ phát triển suy nghĩ và ý tưởng của mình, trẻ thể hiện tình yêu và sở thích, sẽ mở cánh cửa cho bạn vào đời sống bên trong của trẻ.

Tạo một Môi trường Thú vị

Bé dành một phần năm thời gian trong lúc thức vào việc tập trung nhìn. Bé tò mò về môi trường xung quanh mình. Những bức tranh trên tường và các sinh hoạt bình thường trong gia đình có sức hấp dẫn rất tự nhiên. Đưa cho bé những đồ chơi và đồ vật an toàn để khám phá. Thay đổi để cho đồ chơi luôn “mới.”

Chuyển hướng, Đừng Ngăn cản

Cố gắng tìm ra điều gì đang thu hút sự quan tâm của bé, hoặc bé đang cố gắng nắm vững kỹ năng nào, và tạo ra một cách an toàn và chấp nhận được cho bé khám phá. Ví dụ, nếu trẻ chập chững đang khám phá những cây trồng trong nhà, hãy đặt cây ngoài tầm với nhưng có thể quan sát gần được. Để một ít đất vào thùng nhựa để trẻ chơi. Nếu trẻ thích đổ nước trong chén từ ghế cao hoặc sàn, để bé đến sàn nhà bếp, bồn tắm hoặc sân sau sau bữa ăn để bé có thể khám phá và thí nghiệm với nước mà không làm bạn điên đầu. Việc này cũng sẽ dạy trẻ các kỹ năng giải quyết vấn đề, và các cách sáng tạo và có được những gì chúng muốn.

Lưu ý: Chết đuối là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với trẻ chập chững. Luôn giám sát trẻ khi chơi quanh nước bất kỳ.

Cho phép Thời gian chơi các Hoạt động Kết thúc Mở

Không giống như một số đồ chơi được thiết kế để sử dụng theo một cách nhất định, các vật liệu như hộp, các khối, nước, cát, xoong chảo và bất kỳ vật liệu nghê thuật, có thể được sử dụng theo trí tưởng tượng. Đừng nói với trẻ cần làm gì với vật đó, cách thực hiện hay cuối cùng vật liệu đó trông như thế nào. Hãy để sự tò mò của trẻ dẫn đường cho bé.

Thời gian chơi với Bé

Giúp bé học và phát triển qua việc chơi.

Các bà mẹ trên khắp thế giới tin tưởng JOHNSON’S® để chăm sóc cho bé yêu của mình

Chúng tôi cam kết cùng hợp tác với các bà mẹ, chuyên gia chăm sóc sức khỏe và nhà khoa học để đảm bảo các sản phẩm của mình không ngừng cải tiến và đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất về an toàn, chất lượng và chăm sóc cho bé yêu.

Back to Top